FLASH NEWS:

Dấu hiệu kinh doanh bất thường của Địa ốc Alibaba

Hiệp hội bất động sản TP HCM vừa tiếp tục công bố những dấu hiệu kinh doanh lạ thường của Công ty Địa ốc Alibaba.

Dấu hiệu kinh doanh bất thường của Địa ốc Alibaba

Hiệp hội bất động sản TP HCM vừa tiếp tục công bố những dấu hiệu kinh doanh lạ thường của Công ty Địa ốc Alibaba.

Sau khi phát đi cảnh báo về hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh bất động sản của Công ty Địa ốc Alibaba và Công ty Alibaba Tây Bắc TP HCM, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) tiếp tục công bố thêm những điểm bất thường của hai doanh nghiệp này.

HoREA cho hay, qua đơn tố giác của người tiêu dùng, các công ty địa ốc có cùng nhóm tên Alibaba này đang lộ ra ngày càng nhiều dấu hiệu nghi vấn trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Thời gian qua, Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba có đưa ra danh sách 10 dự án phân lô bán nền do doanh nghiệp làm chủ đầu tư. Thế nhưng nhiều thông tin dự án trong số này không đúng sự thật. Cụ thể, Dự án Marine City tại Cửa Lấp, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, diện tích 28,2 ha, quy mô 1.000 căn nhà phố, biệt thự được Alibaba quảng bá là chủ đầu tư nhưng chủ đầu tư thật sự là Công ty TNHH Xây dựng Nam Hải. Trụ sở của Nam Hải đặt tại địa chỉ số 16 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu.

Khu đất "Dự án Khu đô thị Alibaba Tây Bắc Củ Chi" được Alibaba chào bán với tư cách là chủ đầu tư nhưng đây là dự án được Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc đang tiến hành mời gọi đầu tư và chưa xác định chủ đầu tư.

Đối với các dự án Alibaba Long Phước 1, 2, 3, 4, 5... do đơn vị này chào bán và tự xưng chủ đầu tư, lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Long Thành khẳng định không có dự án nào do Công ty Địa ốc Alibaba làm chủ đầu tư ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Dấu hiệu kinh doanh bất thường của Địa ốc Alibaba

Với hành vi tự xưng chủ đầu tư, thu tiền trước của khách hàng, HoREA đánh giá Alibaba đang lừa dối khách hàng, đẩy người mua nhà đất vào nguy cơ rủi ro lớn. Đây là hành vi công bố thông tin sai sự thật, nằm trong điều cấm của Luật Kinh doanh Bất động sản.

Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 5/5/2016 với vốn điều lệ một tỷ đồng. Sau nhiều lần đăng ký thay đổi từ năm 2015 đến năm 2017, số vốn điều lệ của doanh nghiệp từ một tỷ đồng đã vọt lên 1.600 tỷ đồng theo hình thức góp vốn bằng tiền mặt. 3 cổ đông gồm ông Nguyễn Thái Lĩnh - Giám đốc, góp 10% vốn điều lệ; ông Nguyễn Thái Luyện, chiếm 80% vốn điều lệ và bà Võ Thị Thanh Mai, góp 10% vốn điều lệ.

Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc TP HCM, đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 12/10/2017, vốn điều lệ 12.000 tỷ đồng, hình thức đăng ký góp vốn bằng tiền mặt, không đăng ký góp vốn bằng tài sản. Ba cổ đông của Alibaba Tây Bắc gồm: Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Ali, đăng ký góp 7.800 tỷ đồng; ông Lê Xuân Sơn ngụ tại phường Phú Mỹ, quận 7, đăng ký góp 3.600 tỷ đồng; bà Đặng Thị Bích Ngọc ngụ tại phường 8, quận Gò Vấp, đăng ký góp 600 tỷ đồng.

Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Xây dựng Ali đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 11/12/2010, tên gọi đầu tiên là Công ty TNHH một thành viên RENTHOUSE, vốn điều lệ chỉ có 100 triệu đồng. Năm 2017 doanh nghiệp đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Xây dựng Ali, vốn điều lệ được nâng lên 100 tỷ đồng, trụ sở chính đặt tại 120-122 Kha Vạn Cân, Thủ Đức. Công ty này chỉ có một thành viên là ông Nguyễn Thái Luyện và cũng là người đại diện pháp luật.

HoREA đặt vấn đề, số vốn điều lệ của các công ty thuộc nhóm Alibaba quá lớn đến mức phi lý, không bình thường đối với một công ty khởi nghiệp (xuất hiện 3-5 năm trên thị trường bất động sản). Thêm vào đó, cổ đông của nhóm các công ty Alibaba sở hữu chồng chéo. Chưa rõ thực hư các cổ đông đã góp vốn điều lệ đủ hay chưa, cũng chưa biết kết quả kinh doanh và quyết toán thuế năm 2016 như thế nào. Các thông tin này cần được làm rõ có bị “ảo” hay không, nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp dùng chiêu bài vốn khủng để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

Chữa cháy sai lầm bằng thư xin lỗi nhảm

Ngày 17/11, sau khi thị trường bất động sản rộ lên thông tin Alibaba tự phong chủ đầu tư để bán nền đất khu đô thị Tây Bắc Củ Chi bị cơ quan chức năng lật tẩy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện công bố thư xin lỗi gửi đến khách hàng. Trong thư xin lỗi, người đứng đầu doanh nghiệp tự xưng là "CEO cùi bắp" Nguyễn Thái Luyện và giải trình sai sót của doanh nghiệp.

Vị CEO này giải thích, thời gian qua, Alibaba đưa ra đặt chỗ dự án Tây Bắc Củ Chi giá 5,5 triệu đồng mỗi m2 với mong muốn giúp khách hàng bình ổn thị trường, tránh mua sản phẩm với giá cao hơn. Do cuối năm có rất nhiều sản phẩm mới được bung ra bởi các công ty bất động sản, vì vậy công ty đưa ra chiến lược Tây Bắc Củ Chi nhằm giữ khách hàng trong lúc công ty hoàn thiện hồ sơ dự án với mức giá vô cùng hấp dẫn 200-250 triệu đồng một nền.

Thư xin lỗi còn có đoạn nêu sứ mệnh to lớn của Alibaba là “giúp khách hàng giàu lên cùng bất động sản”, công ty đưa ra chiến lược PR táo bạo, đầy khác biệt nhằm giữ khách hàng lại với Alibaba và mang đến cho khách hàng lợi nhuận tốt nhất, giá trị thật, lợi ích thật. Nhưng do sự việc diễn ra quá bất ngờ và chưa được báo trước nên đã gây ra sự hoang mang, lo lắng cho khách hàng, đối tác và các nhân viên sale.

Ngoài thư xin lỗi này, doanh nghiệp chưa có động thái sửa sai cụ thể nào nhằm giải tỏa nỗi hoang mang cho khách hàng. Theo hồ sơ VnExpress thu thập được, ngay khi Alibaba bị lộ thông tin tự xưng chủ đầu tư để bán đất, khách hàng tìm đến doanh nghiệp để làm rõ sự việc và đòi lại tiền nhưng không được giải quyết. Không những thiếu giải pháp hoàn tiền cho khách hàng, đơn vị này còn dọa nếu khách không tiếp tục đóng tiền theo tiến độ, Alibaba sẽ thanh lý hợp đồng và bán nền đất cho khách hàng khác.

Diễn biến mới nhất, UBND TPHCM vừa có văn bản khẩn gửi đến Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc, UBND huyện Củ Chi, yêu cầu kiểm tra hoạt động của Công ty địa ốc Alibaba.

Phó chánh Văn phòng UBND TPHCM, Lê Văn Thanh cho biết, lãnh đạo thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì cùng Sở tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc kiểm tra hoạt động của Công ty Alibaba Tây Bắc thành phố về dự án Alibaba Tây Bắc huyện Củ Chi. Sau khi kiểm tra, các Sở ngành liên quan phải báo cáo kết quả và đề xuất hướng xử lý trình UBND TPHCM.

UBND TPHCM cũng giao Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc, UBND huyện Củ Chi kiểm tra, nắm kỹ tình hình, kịp thời, chủ động có phương án xử lý, đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn.

Vũ Lê

Share this Post :

Tài liệu


Địa điểm nổi bật