FLASH NEWS:

Lãi suất cho vay ưu đãi 4,8%/năm: Bao giờ được vay ?

(Tapchiduan.net) - Quyết định về cho vay ưu đãi mua nhà ở xã hội với lãi suất 4,8%/năm của Chính phủ khiến người dân kỳ vọng. Tuy nhiên, chưa biết đến bao giờ thì họ mới có thể tiếp cận với nguồn vốn vay này.

Tin tức trên VTC News, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định về lãi suất cho vay nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các đối tượng quy định tại Nghị định 100 của Chính phủ ban hành ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 4,8%/năm (0,4%/tháng).

Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2016, áp dụng cho tất cả các khoản vay còn dư nợ trong năm 2016.

Ngay sau khi thông tin này được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều khách hàng đã mừng rỡ vì với mức vay này (thấp hơn cả mức vay của gói 30.000 tỷ đồng vừa hết hạn), cơ hội để sở hữu một căn hộ của họ lại được mở rộng ra.

Tuy nhiên, khi liên hệ với các chủ đầu tư bán nhà ở xã hội thì đều nhận được câu trả lời là hiện chưa thể áp dụng mức vay này được vì vẫn chưa có thông tin hướng dẫn từ ngân hàng.

lãi suất 4,8%

Quyết định về cho vay ưu đãi mua nhà ở xã hội với lãi suất 4,8%/năm của Chính phủ khiến người dân vui mừng và kỳ vọng. (Ảnh minh họa).

Liên quan đến mức lãi suất cho vay ưu đãi này, ông Trần Ngọc Quang - Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, đây chỉ động thái về tinh thần, nhưng quyết định này cũng có tính tích cực là cụ thể hóa Nghị định 100 và tác động tốt đến tâm lý người mua nhà ở xã hội.

Mua căn hộ Imperial Place giá chỉ 1,1 tỷ đồng hổ trợ lãi suất thấp 
NOXH Imperial Place Kinh Dương Vương 18,5tr/m2 không chênh – chọn căn tầng – vay 4.8%/năm

Tuy nhiên, muốn quyết định này đi vào được thực tế thì cần phải giải quyết 2 vấn đề. Thứ nhất là Ngân hàng chính sách xã hội hiện đã bố trí được nguồn vốn chưa và làm thế nào để có nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ chính phủ giao này.

Thứ hai, thủ tục vay vốn như thế nào để người dân, cá nhân và các đối tượng chính sách tiếp cận được nguồn vố này nhanh nhất.

"Hai vấn đề này là là khó khăn nhất. Nếu không giải quyết được hai vấn đề này thì rất có thể từ nay đến cuối năm cũng vẫn chỉ là quyết định thôi", ông Quang cho hay.

Thông tin trên Infonet, ngày 8/6, NHCSXH cho biết, hiện nay ngân hàng đã chuẩn bị về nhân lực và xây dựng các quy trình nội bộ sẵn sàng thực hiện chương trình Nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 ngay sau khi được Nhà Nước bố trí nguồn vốn.

Tuy nhiên vẫn còn không ít băn khoăn vì thời gian áp dụng mức lãi suất này chỉ trong khoảng 6 tháng.

Theo Ngân hàng CSXH, hiện nay nhu cầu của khách thì nhiều nhưng ngân hàng vẫn chưa có vốn để triển khai chương trình, chưa biết nguồn vốn bao nhiêu, khi nào có.

Ngân hàng CSXH khẳng định, để khách hàng có thể tiếp cận được vốn phụ thuộc rất nhiều vào các Bộ ngành liên quan. Ngân hàng vẫn đang còn tiếp tục đợi những văn bản hướng dẫn triển khai từ Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư...

Ông Trần Ngọc Quang - Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng cho rằng khó khăn lớn nhất hiện nay là việc Chính phủ sẽ cấp vốn như thế nào cho NHCSXH để cho người dân vay, bởi theo ông Quang các Bộ, ngành liên quan đang gặp khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn để thực hiện nhiệm vụ này.

Mặt khác, từ chính sách đến thực hiện là một khoảng cách, cần sự nỗ lực mạnh của cả Chính phủ và NHCSXH.

Điều đó cũng có cơ sở khi Bộ Tài chính cho biết, dự kiến đến tháng 7-2017, Việt Nam có thể không còn được vay vốn ODA, mà phải chuyển sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường với mức lãi suất cao. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi, hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3.5%. Trong khi đó, nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong những năm tới là rất lớn.

Theo Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, quyết định này cũng không có gì bất ngờ vì nó nằm trong Luật Nhà ở, Nghị định của Chính phủ về phát triển và quản lý Nhà ở xã hội, cũng như chủ trương chung để nối sau vụ gói 30.000 tỷ.

Theo chuyên gia, đây là quyết định đúng đắn, kịp thời tạo ra niềm tin cho người dân, tạo sự kết nối chính sách đồng bộ, liên tục.

Tuy nhiên, ông Phong cũng cho rằng, cái khó hiện nay là nguồn vốn, cho nên Nhà nước vẫn đang nợ NHCSXH một số khoản tiền.

“Hiện nay chúng ta đang có một cái khó lớn nhất là nợ công đã đầy, phát hành trái phiếu chính phủ cũng đến giới hạn, không thể tùy tiện in tiền để ngân hàng chính sách cho vay được”, ông Phong nhấn mạnh.

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, việc tìm nguồn vốn là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng, cần phải thúc đẩy mạnh hơn nữa để triển khai chính sách trong thực tiễn, tránh tình trạng nợ chính sách quá nhiều.

Tuyết Mai (Tổng hợp)

Share this Post :
Cùng chủ đề: Imperial Place,

Bài viết liên quan

Tài liệu


Địa điểm nổi bật