FLASH NEWS:

Người dân ở TPHCM sẽ mất bao lâu để mua một căn nhà ở xã hội 300 triệu đồng của Vinhomes?

Theo Số liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của lao động ở thành thị ở mức khoảng 5,6 triệu đồng. Giả sử một căn NOXH có giá cao nhất là 950 triệu, một người có mức sống trung bình ở các thành phố sẽ cần tới 169 tháng (khoảng 14 năm) không ăn, không tiêu thì mới đủ tiền mua một căn căn nhà ở xã hội.

Theo Số liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của lao động ở thành thị ở mức khoảng 5,6 triệu đồng. Giả sử một căn NOXH có giá cao nhất là 950 triệu, một người có mức sống trung bình ở các thành phố sẽ cần tới 169 tháng (khoảng 14 năm) không ăn, không tiêu thì mới đủ tiền mua một căn căn nhà ở xã hội.

Vào ngày 12/5/2022, Công ty Cổ phần Vinhomes tiến hành tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Tại đại hội, chiến lược xây dựng 500.000 căn nhà ở xã hội đã chính thức được công bố.

Tại buổi họp, lãnh đạo của Vinhomes chia sẻ, trong vòng 5 năm tới, Công ty phấn đấu hoàn thành 500 nghìn căn nhà ở xã hội (NOXH) trên cả nước, mức giá bán NOXH dự kiến chỉ từ 300-950 triệu đồng/căn.

Được biết, các căn nhà ở xã hội sẽ được xây dựng tại các khu đô thị lớn có quy mô từ 50-60ha tại vùng ven tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng.... trên toàn quốc. Trước mắt, Vinhomes sẽ triển khai dự án tại Hà Nội,TPHCM.

Theo Số liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của lao động ở thành thị ở mức khoảng 5,6 triệu đồng. Giả sử một căn NOXH có giá thấp nhất là 300 triệu đồng, một người có mức sống trung bình ở các thành phố sẽ cần tới khoảng 53 tháng (tương đương 4,5 năm) không ăn, không tiêu thì mới đủ tiền mua một căn căn nhà ở xã hội.

Trường hợp căn hộ có giá cao nhất là 950 triệu, người lao động sẽ cần tới 169 tháng (khoảng 14 năm) lao động, và thu nhập không chi tiêu vào việc nào khác thì mới đủ tiền mua một căn nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, không phải toàn bộ thu nhập sẽ chỉ dùng cho việc mua nhà mà sẽ cần phải chi cho những nhu cầu cơ bản khác. Số liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2020 cho thấy, các hộ gia đình thành thị có mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng xấp xỉ 3,8 triệu đồng. Như vậy, trung bình mỗi người Việt sống ở thành thị sẽ tiết kiệm được khoảng 1,8 triệu đồng/tháng.

Với mức tiết kiệm đó, người lao động sống ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM sẽ mất khoảng 13 năm mới có thể đủ mua một căn NOXH thuộc loại rẻ nhất là 300 triệu đồng. Trong trường hợp căn NOXH có giá 950 triệu đồng, người lao động sẽ mất khoảng 44 năm để có thể sở hữu căn hộ.

Chia sẻ tại tọa đàm "Gỡ nút thắt phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân" do VTC phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức ngày 19/4, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, với các chính sách đã ban hành, đến nay, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 275 dự án nhà ở xã hội với quy mô khoảng 147.000 căn hộ; đang tiếp tục triển khai 339 dự án với quy mô khoảng 371.500 căn hộ, qua đó giúp cho hàng trăm ngàn hộ gia đình là công nhân, người thu nhập thấp có điều kiện nâng cao chất lượng nhà ở.

Tại Hội nghị góp ý sửa đổi Luật Nhà ở - Luật Kinh doanh BĐS để phát triển nhà ở, thị trường BĐS do Hiệp hội BĐS Việt Nam tổ chức mới đây, luật sư Nguyễn Vĩnh Quỳnh thuộc Công ty Luật hợp danh Minh Bạch nói rằng, các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về nhà xã hội vốn không có khả năng mua, thuê loại nhà này.

Theo đó, mức giá nhà ở xã hội trung bình 15 triệu đồng một m2, có khu vực lên đến 21 - 25 triệu đồng một m2 bản chất là quá cao so với các đối tượng nằm trong diện ưu đãi. Mức giá này chỉ có thể phù hợp với những đối tượng có thu nhập trung bình trở lên. Do đó, ngành chức năng cần được tháo gỡ nút thắt để hấp dẫn doanh nghiệp vào làm, tăng nguồn cung, đưa giá nhà xuống thấp hơn.

Share this Post :

Bài viết liên quan

Tài liệu


Địa điểm nổi bật