FLASH NEWS:

Nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội sở hữu bao nhiêu năm?

Nhà ở xã hội là gì? Có mua đi bán lại được không? Được quyền sở hữu bao nhiêu năm? hay quy định và những ưu điểm của nó so với nhà ở thương mại,... là các câu hỏi thường gặp khi khách hàng tìm mua một dự án nhà ở xã hội. Cùng tapchiduan.net tìm hiểu cụ thể tất cả những thắc mắc liên quan đến chủ đề NHÀ Ở XÃ HỘI này nhé!

Nhiều người cho rằng “nhà ở xã hội” là ngôi nhà được xây dựng cho những người vô gia cư hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó để giúp họ có chỗ che nắng, che mưa. Tuy nhiên, từ năm 2013, suy nghĩ này đã không còn đúng nữa, nó đã được quy định rõ ràng trong Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ: Về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và Nghị định số 188/2013/NĐCP ngày 20/11/2013 của Chính phủ : Về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội là gì?

Ở Việt Nam, nhà ở xã hội được định nghĩa là nhà thuộc sở hữu và thuộc sự quản lý nhà nước. Mục đích là cung cấp thêm các căn hộ giá rẻ hơn thị trường (nhà ở thương mại) để giải quyết nhu cầu nhà ở giá rẻ cho các hộ gia đình có trong chính sách hiện hành.

Đặc điểm của Nhà ở xã hội.

Các khu nhà ở xã hội này thường được xây dựng dựa trên nhu cầu thuê, mua của các đối tượng đang sinh sống tại các địa bàn để xây dựng quy mô sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương. Tại Việt Nam, những người có thẩm quyền tại ủy ban nhân dân cấp Tỉnh có trách nhiệm xem xét, phê duyệt và công bố các kế hoạch xây dựng, quy trình quy hoạch, xây dựng và phát triển nhà ở xã hội.

Tùy thuộc vào số lượng người có nhu cầu thuê và mua căn hộ trên địa bàn mà các chủ đầu tư xây dựng góp vốn nhiều hay ít cho dự án. Để có thể được phê duyệt cho dự án được tiến hành thì phải trải qua nhiều giai đoạn làm thủ tục và giấy tờ.

Các nguồn vốn từ xã hội được hình thành từ tiền bán cho thuê và mua các căn nhà tại địa bàn sẽ trích từ 30% đến 50% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu đô thị mới trên địa bàn.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà ở xã hội tại đô thị phải là nhà chung cư được thiết kế bảo đảm những tiêu chuẩn chung của pháp luật về xây dựng và có số tầng theo quy định sau đây:

  • Nhà ở xã hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định của từng loại đô thị.
  • Diện tích mỗi căn hộ không quá 70m² sàn và được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà ở nhưng không thấp hơn 30m² sàn.
  • Tại các đô thị loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5 phải là nhà không quá sáu tầng.
  • Tại đô thị loại đặc biệt phải là nhà năm hoặc sáu tầng.

Đối tượng được mua nhà ở xã hội

Các dự án xã hội là những ngôi nhà được xây dựng cho những người thuộc diện ưu tiên, do đó, không phải ai cũng sẽ được mua hoặc thuê những căn nhà này. Những đối tượng được mua và sở hữu những căn nhà này đã được quy định rất rõ ràng trong các điều Luật của Nhà nước:

  • Những cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  • Các công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
  • Các đối tượng trả lại nhà công vụ mà gặp khó khăn về nhà ở.

Những người này thuộc những cơ quan nhà nước nhưng thường tập trung vào những viên chức nhà nước nghèo và có thu nhập khá thấp.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Điều kiện dành cho người mua nhà ở xã hội

 

 

 

 

 

Tuy nhiên, để được mua các căn nhà ở xã hội, những người thuộc diện này phải đảm bảo đủ 3 điều kiện sau:

  • Thu nhập sau khi giảm trừ gia cảnh dưới 9 triệu đồng.
  • Có mức thu nhập bình quân hằng tháng của hộ gia đình không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng (đối với căn hộ có diện tích tối đa 70m² sàn) và không thấp hơn 4 lần số tiền thuê nhà phải trả hằng tháng (đối với diện tích căn hộ có diện tích tối thiểu là 30m²) tính theo mức giá thuê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
  • Đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân đầu người trong gia đình dưới 8m² sàn/người hoặc nhà ở tạm, hư hỏng, dột nát.
  • Chưa có sở hữu nhà ở và chưa thuê hoặc chưa thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

Nhà ở xã hội sở hữu được bao nhiêu năm?

  • Sở hữu 50 năm : nghĩa là giống như là Bạn thuê nhà 50 năm, chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu.
  • Sổ hồng lâu dài : đây là hình thức sở hữu đất và các tài sản gắn liền với đất có thời hạn lâu dài nhất tại việt nam, nếu mua được căn hộ có hình thức sở hữu là sổ hồng lâu dài thì khi căn hộ đưa vào sử dụng 50-60 năm, có dáu hiệu xuống cấp, không thể sử dụng được thì đất tại dự án vẫn thuộc quyền sở hữu chung của dự án, có thể bán, hoặc ủy quyền một chủ đầu tư khác xây lại, hoặc di dời và nhận suất tái định cư theo chính sách của địa phương.

Có mua bán nhà ở xã hội được không?

Theo như điều 19 nghị định số 100/2015/NĐ-CP Quy định về việc bán, cho thuê, cho thuê mua căn hộ xã hội.

Khi mua nhà ở xã hội 5 năm, có thể mua bán chuyển nhượng các nhà ở xã hội có cấp quyền sở hữu, một số dạng nhà ở xã hội dưới dạng nhà nước cho thuê thì không mua bán được, chỉ có thể làm việc trên giấy ủy quyền sử dụng tài sản. Vì cơ cấu nhà ở xã hội là phục vụ người có thu nhập thấp nên có các chính sách ràng buộc trong mua bán, tránh tình trạng bị đầu cơ, làm giá nên việc mua nhà ở xã hội để đầu tư là khá may rủi.

So sánh nhà ở xã hội và nhà ở thương mại

Để làm rõ hơn về chủ đề này, bạn đọc có thể tham khảo thông tin trong bài viết: So sánh nhà ở thương mại và nhà ở xã hội.

Ưu và nhược điểm của nhà ở xã hội?

Ưu điểm: Giá rẻ, thanh toán nhẹ, được vay lãi xuất thấp, chất lượng công trình ổn, hệ thống tiện ích ổn, phí quản lý chung cư rẻ.

Nhược điểm: thủ tục hồ sơ phức tạp, không được thuế chấp ngân hàng (ngoài trừ vay mua chính căn hộ đó), không được chuyển nhượng bán lại chênh lệch như căn hộ thương mại, vị trí thường xa trung tâm, tiện ích và nội thất không tốt như những căn hộ thương mại khác.

Căn hộ xã hội hay thương mại thì điều có những ưu và khuyết điểm riêng của nó. Nhưng khi mua căn hộ xã hội bạn có thể yên tâm bởi vì; điều kiện về xây dựng; phòng cháy chữa cháy; căn hộ được bảo hành trong 5 năm; căn hộ được bảo trì từ quỹ 2%; có hội nghị nhà chung cư ban quản lý… thì những tiêu chuẩn này đều phải tuân thủ theo quy định của bộ xây dựng. Và đặc biệt, có một tổ ấm an cư dành cho gia đình bé nhỏ của mình chính là điều tuyệt vời nhất!

  •  
Share this Post :

Bài viết liên quan

Tài liệu


Địa điểm nổi bật